Giải vô địch quốc gia Australia (A-League) là một trong những giải đấu hiện đang phát sóng tại Việt Nam trên kênh thể thao SSPORT của truyền hình cáp SCTV. Vậy giải đấu này mạnh như thế nào so với các giải bóng đá hàng đầu khác của châu Á? Hãy cùng trungtamtdtthanoi.com.vn tìm hiểu qua phần nội dung sau đây.
Giải vô địch quốc gia Australia (A-League) là gì?
Giải vô địch quốc gia Australia (A-League) là giải bóng đá chuyên nghiệp cấp độ cao nhất của Australia, được thành lập vào năm 2004 như là sự thay thế cho giải vô địch quốc gia cũ của nước này là National Soccer League (NSL) và bắt đầu diễn ra vào năm 2005. A-League có sự tham gia của 12 đội bóng, trong đó có 11 CLB của Australia và 1 CLB đến từ New Zealand.
Mỗi mùa giải tại A-League thường bắt đầu vào tháng 10 đến tháng 5, thi đấu 33 lượt trận để chọn ra 6 đội mạnh nhất tham dự loạt trận Final Series. Đội dẫn đầu trong suốt quá trình thi đấu vòng tròn được công nhận là nhà vô địch Premiers, còn đội giành chiến thắng trong loạt trận Final Series sẽ giành chức vô địch của cả mùa giải.
A-League được biết đến nhiều hơn trên thế giới khi các đội bóng của giải bắt đầu tham dự AFC Champions League. Thành tựu lớn nhất của A-League chính là việc Western Sydney Wanderers giành chức vô địch AFC Champions League 2014. Qua đó trở thành đội bóng Úc đầu tiên vô địch cúp C1 châu Á. Giải đấu cũng giống với MLS khi không áp dụng luật xuống hạng.
Cho đến nay, Sydney FC là đội bóng giàu thành tích nhất lịch sử A-League với 5 lần giành chức vô địch (4 lần vô địch Premiers). Đồng thời họ cũng đang là nhà đương kim vô địch của giải.
Lịch sử của A-League
Trước khi A-League ra đời, giải vô địch quốc gia Úc cũ được thành lập vào năm 1977 sau khi ĐTQG Australia tham dự World Cup 1974 với tên gọi là National Soccer League (NSL). Giải NSL phát triển mạnh mẽ trong những năm thập niên 1980 và những năm đầu 1990 trước khi xuống dốc bởi các cầu thủ Úc thi đấu ở nước ngoài nhiều hơn. Ngoài ra, bản hợp đồng truyền hình thảm họa với đài Seven Network cũng dẫn đến việc thiếu nhà tài trợ.
Có rất ít đội bóng tiếp tục duy trì hoạt động và lên chơi tại A-League như hiện nay như Sydney Olympic, Perth Glory và đội bóng mới thành lập khi đó là Adelaide United. Tháng 12/2003, NSL xác nhận không đủ khả năng về tài chính và chủ tịch LĐBĐ Australia Frank Lowy tuyên bố về việc thành lập một giải đấu mới với tư cách là kế thừa NSL sau khi giải đấu này bị giải thể vào năm 2004.
Trong mùa giải đầu tiên của A-League, có sự tham gia của mỗi đội đến từ các thành phố lớn như Sydney, Melbourne, Brisbane, Adelaide, Perth, Newcastle, một đội bóng đến từ New Zealand. Ngoài ra còn bổ sung thêm 1 đội của thành phố Melbourne và Sydney. Mùa giải đầu tiên diễn ra từ tháng 8/2005.
8 đội bóng đầu tiên dự mùa giải đầu tiên của A-League là Adelaide United, Central Coast Mariners, Melbourne Victory, Newcastle Jets, New Zealand Knights, Perth Glory, Queensland Roar và Sydney FC. Mỗi đội bóng được trao bản hợp đồng độc quyền có thời hạn 5 năm với chính sách “một thành phố, một đội bóng” của giải đấu. Điều này cho phép các đội bóng được phát triển theo bản sắc của thành phố đó.
Với sự phát triển của A-League, giải đấu đã mở rộng thêm số đội theo xu hướng tăng dần. Từ 8 đội ở mùa giải đầu tiên, hiện nay giải đã có sự tham gia của 12 đội bóng. Bản danh sách dưới đây sẽ giúp bạn biết rõ hơn về mốc thời gian các đội gia nhập giải đấu và thành tích của các đội ra sao.
Danh sách các đội bóng tham dự giải A-League
Đội bóng | Thành phố | Sân nhà | Sức chứa | Thành lập | Năm gia nhập giải |
Adelaide United | Adelaide, Nam Australia | Coopers Stadium | 16,500 | 2003 | 2005 |
Brisbane Roar | Brisbane, Queensland | Dolphin Stadium | 11,500 | 1957 | 2005 |
Central Coast Mariners | Gosford, New South Wales | Central Coast Stadium | 20,059 | 2004 | 2005 |
Macarthur FC | Macarthur, New South Wales | Campbelltown Stadium | 20,000 | 2017 | 2020 |
Melbourne City | Melbourne, Victoria | AAMI Park | 30,050 | 2009 | 2010 |
Melbourne Victory | Melbourne, Victoria | AAMI Park | 30,050 | 2004 | 2005 |
Marvel Stadium | 56,347 | ||||
Newcastle Jets | Newcastle, New South Wales | McDonald Jones Stadium | 33,000 | 2000 | 2005 |
Perth Glory | Perth, Tây Australia | HBF Park | 20,500 | 1995 | 2005 |
Sydney FC | Sydney, New South Wales | Netstrata Jubilee Stadium | 20,505 | 2004 | 2005 |
Leichhardt Oval | 20,000 | ||||
Wellington Phoenix | Wellington, New Zealand | Sky Stadium | 34,500 | 2007 | 2007 |
Western Sydney Wanderers | Sydney, New South Wales | Bankwest Stadium | 30,000 | 2012 | 2012 |
Western United | Wyndham, Victoria | GMHBA Stadium | 36,000 | 2017 | 2019 |
Mars Stadium | 11,000 |
Đội bóng từng tham dự A-League bị giải thể:
Đội bóng | Thành phố | Sân nhà | Sức chứa | Năm thành lập | Năm gia nhập giải | Năm giải thể |
Gold Coast United | Gold Coast, Queensland | Skilled Park | 27,400 | 2008 | 2009 | 2012 |
New Zealand Knights | Auckland, New Zealand | North Harbour Stadium | 25,000 | 1998 | 2005 | 2007 |
North Queensland Fury | Townsville, Queensland | Dairy Farmers Stadium | 26,500 | 2008 | 2009 | 2011 |
Thành tích của các đội tham dự A-League:
Đội vô địch | Số lần vô địch | Mùa giải | Đứng đầu mùa | Mùa giải |
Sydney FC | 5 | 2006, 2010, 2017, 2019, 2020 | 4 | 2009–10, 2016–17, 2017–18, 2019–20 |
Melbourne Victory | 4 | 2007, 2009, 2015, 2018 | 3 | 2006–07, 2008–09, 2014–15 |
Brisbane Roar | 3 | 2011, 2012, 2014 | 2 | 2010–11, 2013–14 |
Central Coast Mariners | 1 | 2013 | 2 | 2007–08, 2011–12 |
Adelaide United | 1 | 2016 | 2 | 2005–06, 2015–16 |
Newcastle Jets | 1 | 2008 | – | – |
Western Sydney Wanderers | – | – | 1 | 2012–13 |
Perth Glory | – | – | 1 | 2018–19 |
Thể thức thi đấu của A-League
Mỗi mùa giải tại A-League diễn ra từ tháng 10 đến tháng 4. Các đội thi đấu tổng cộng 33 lượt trận và sẽ phải đối đầu với nhau 3 lần trong mùa giải thi đấu theo thể thức đá vòng tròn. 33 lượt trận đá vòng tròn này được gọi là giai đoạn Premier và đội đứng đầu bảng sau 33 trận sẽ nhận danh hiệu vô địch kèm theo chiếc đĩa bạc Premier.
Nếu các đội có cùng điểm số, tiêu chí xếp hạng của các đội bóng được xếp theo thứ tự lần lượt là hiệu số bàn thắng, tổng số bàn thắng, thành tích đối đầu giữa các đội có liên quan, số thẻ đỏ, số thẻ vàng và tung đồng xu nếu tất cả các chỉ số trên bất phân thắng bại.
Sau 33 lượt trận của giai đoạn Premier, 6 đội đứng đầu sẽ góp mặt vào vòng chung kết gọi là giai đoạn Final Series. Các trận đấu của Final Series chỉ diễn ra 1 lượt trận duy nhất diễn ra trên sân của đội bóng vô địch giai đoạn Premier, 2 đội đầu bảng của Premier sẽ vào thẳng vào vòng bán kết và 4 đội xếp sau sẽ thi đấu ngay từ vòng đầu để xác định tấm vé vào bán kết.
Đội giành chức vô địch của Final Series sẽ được công nhận là nhà vô địch chính thức của mùa giải và 1 suất dự vòng bảng AFC Champions League. Các suất còn lại tham dự AFC Champions League dựa vào thành tích của các đội bóng tại giai đoạn Premier cộng với sự phân bổ số suất dự giải do AFC quy định.
Chỉ có một đội bóng duy nhất của A-League không đủ điều kiện tham dự AFC Champions League là CLB Wellington Phoenix vì đây là đội bóng của New Zealand, vốn dĩ không phải là thành viên của AFC. Vì vậy dù thành tích của Wellington Phoenix có như thế nào thì vẫn không thể tham dự giải đấu số một châu Á cấp CLB.
Giải vô địch quốc gia Australia (A-League) mạnh như thế nào?
Trước đây, giải vô địch quốc gia Australia phiên bản cũ (NSL) được đánh giá là giải đấu hàng đầu của châu Đại Dương khi đây là nơi cho ra mắt những tài năng hàng đầu của bóng đá Australia. Kể từ khi gia nhập AFC vào năm 2006, bóng đá Australia tạo nên những dấu ấn ngay từ khi mới trở thành thành viên của Liên đoàn này.
Năm 2007, 2 đội bóng của A-League là Sydney FC và Adelaide United là những đội đầu tiên góp mặt tại sân chơi danh giá của bóng đá châu Á và bị loại ở vòng bảng. Tuy nhiên, chỉ một năm sau, Adelaide lọt vào đến trận chung kết và thất bại trước Gamba Osaka sau 2 lượt trận với tỉ số 0-5.
Ở mùa giải 2014, Western Sydney Wanderers trở thành đội bóng Australia đầu tiên trong lịch sử giành chức vô địch AFC Champions League khi đánh bại Al-Hilal của Ả Rập Saudi trong trận chung kết với tỉ số 1-0 sau 2 lượt trận. Thành tích ấn tượng của Western Sydney Wanderers cộng với dàn cầu thủ ngôi sao xuất thân từ giải A-League lên ngôi vô địch Asian Cup 2015 giúp vị thế của bóng đá Australia được nâng tầm ở bóng đá châu Á.
Ở khu vực Đông Á, kể từ khi cái tên AFC Champions League ra đời vào năm 2002, chỉ có các đội bóng đến từ Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc lên ngôi vô địch. Australia là quốc gia thứ 4 của khu vực Đông Á có đội bóng giành chức vô địch của giải.
Tuy rằng trình độ của các nền bóng đá khác đã thu hẹp đi nhiều so với Australia, nhưng giải A-League vẫn có chỗ đứng trong top các giải bóng đá hàng đầu của AFC. Hiện A-League đang đứng thứ 5 khu vực Đông Á và đứng thứ 11 của châu Á.
Trên đây là phần giải đáp của trungtamtdtthanoi.com.vn về giải vô địch quốc gia Australia (A-League) mạnh như thế nào? Với những thông tin trên đây, bạn có thể đã có những hiểu biết liên quan đến giải đấu này.