EFL Cup là một trong những giải đấu tại Anh được nhiều người hâm mộ bóng đá trên toàn thế giới quan tâm bởi sự hiện diện của các đội bóng hàng đầu. Ngoài tên gọi EFL Cup là chuẩn nhất, có rất nhiều tên gọi khác liên quan đến giải đấu. Hãy cùng trungtamtdtthanoi.com.vn tìm hiểu một số thông tin liên quan đến giải đấu này qua phần nội dung sau đây.
EFL Cup là gì?
EFL Cup là giải bóng đá thi đấu theo thể thức đấu loại trực tiếp, được điều hành bởi hệ thống English Football League. Giải đấu có sự tham gia của 92 đội bóng đang thi đấu tại 4 hạng đấu cao nhất nước Anh bao gồm Premier League, EFL Championship, EFL League One và League Two.
Giải EFL Cup ra đời vào năm 1960 với tên gọi ban đầu là Football League Cup, bắt đầu mùa giải đầu tiên 1960-61. Đến mùa giải 2016-17, giải đấu thay đổi tên gọi thành EFL Cup như ngày nay. Ngoài ra tên gọi của giải cũng được gọi bên cạnh tên nhà tài trợ của giải đấu.
Tên gọi khác của EFL Cup
EFL Cup dù là giải đấu chỉ xếp ở vị trí thứ 4 về mức độ quan tâm của bóng đá Anh sau giải Ngoại hạng Anh, EFL Championship và FA Cup. Nhưng về tên gọi, giải EFL Cup cũng được các CĐV và báo chí nhắc đến với nhiều tên gọi khác nhau.
Bên cạnh tên gọi chính thức là EFL Cup, giải còn có một số tên gọi khác như Carabao Cup vì lý do tài trợ, Football League Cup, League Cup hay Cúp liên đoàn Anh theo nghĩa tiếng Việt.
Lịch sử của giải EFL Cup
Ý tưởng ban đầu cho League Cup là của Stanley Rous khi ông xem đây là giải đấu an ủi cho các đội bóng sớm bị loại khỏi FA Cup. Tuy nhiên, người đứng ra thực hiện ý tưởng này chính là tổng thư ký của Football League là ông Alan Hardaker.
League Cup ra đời vào năm 1960 đúng thời điểm số lượng khán giả đến sân theo dõi các trận bóng đá tại Anh đang giảm sút cộng với sự mâu thuẫn giữa Football League và Liên đoàn bóng đá Anh (FA). Sự bất đồng giữa hai tổ chức này liên quan đến lợi nhuận của các CLB.
Các trận đấu tại League Cup diễn ra vào mỗi buổi tối giữa tuần để khai thác việc sử dụng hệ thống chiếu sáng được lắp đặt rộng rãi vào những năm 1950. Tuy nhiên giải đấu vấp phải sự phản ứng tiêu cực ban đầu tiên từ các đội bóng lớn của Anh khi các trận đấu diễn ra trùng thời điểm với các giải đấu cúp châu Âu. Thậm chí, số CĐV đến sân theo dõi League Cup cũng chỉ nhiều hơn một chút so với giải hạng Ba nước Anh.
Hardaker còn đe dọa UEFA về việc tẩy chay UEFA Cup cho đến khi UEFA cho phép đội vô địch League Cup tham dự đấu trường châu Âu với điều kiện đội vô địch đang thi đấu ở giải hạng nhất cũ. Tottenham Hotspurs là đội bóng đầu tiên dự cúp châu Âu sau khi vô địch League Cup. Kể từ đó, các đội bóng hàng đầu nước Anh đã bắt đầu có thái độ coi trọng giải đấu và trận chung kết diễn ra tại sân Wembley.
Trong giai đoạn bóng đá Anh bị cấm dự cúp châu Âu từ 1985 đến 1990, các đội bóng vô địch League Cup cũng không được phép tham dự UEFA Cup sau thảm họa Heysel 1985. Đến mùa giải 2016-17, giải đấu được thay đổi tên thành EFL Cup như là một phần của việc thay đổi tên thương hiệu hệ thống English Football League.
Thể thức thi đấu của EFL Cup
EFL Cup có sự tham gia của 92 CLB đến từ Premier League và hệ thống Football League. Các đội sẽ phải trải qua 7 vòng thi đấu và đến vòng 3 còn lại 32 đội bóng. Kể từ mùa giải 1996-97, các đội bóng tham dự cúp châu Âu trong mùa giải đó sẽ được vào thẳng vào vòng 3. Các đội bóng Premier League bắt đầu thi đấu từ vòng 2 và các đội bóng còn lại đến từ Football League sẽ thi đấu từ vòng 1.
Trong trường hợp đội tham dự cúp châu Âu bị xuống hạng, hai đội bóng thăng hạng lên chơi tại League Two từ Football Conference sẽ thi đấu với nhau ở trận đấu thuộc vòng sơ loại để tranh vé vào vòng 1 của giải. Đã có 2 lần xảy ra trường hợp này vào mùa 2002-03 và 2011-12 khi Ipswich Town dự UEFA Cup 2002-03 và Birmingham City, Fulham dự Europa League 2011-12.
Các trận đấu tại EFL Cup chỉ diễn ra trong một lượt trận duy nhất, ngoại trừ vòng bán kết thi đấu lượt đi và về. Hiện nay, nếu các trận đấu có tỉ số hòa sau 90 phút thi đấu sẽ giải quyết bằng loạt đá luân lưu, kể cả luật bàn thắng sân khách cũng được hủy bỏ ở vòng bán kết và sẽ chuyển thẳng sang loạt đá luân lưu nếu có tỉ số hòa.
Trong thời gian đầu giải được tổ chức, trận chung kết diễn ra tại sân của các đội lọt vào trận chung kết. Kể từ mùa giải năm 1967, trận chung kết EFL Cup diễn ra tại SVĐ Wembley cũ đến năm 2000. Từ 2001 đến 2007, các trận chung kết diễn ra tại sân Millennium khi SVĐ Wembley cũ bị xóa sổ. Hiện các trận chung kết EFL Cup diễn ra trên SVĐ Wembley mới.
Các nhà vô địch của EFL Cup
Đội vô địch | Số lần vô địch | Số lần á quân |
Liverpool | 8 (1980–81, 1981–82, 1982–83, 1983–84, 1994–95, 2000–01, 2002–03, 2011–12) | 4 (1977–78, 1986–87, 2004–05, 2015–16) |
Manchester City | 7 (1969–70, 1975–76, 2013–14, 2015–16, 2017–18, 2018–19, 2019–20) | 1 (1973–74) |
Aston Villa | 5 (1960–61, 1974–75, 1976–77, 1993–94, 1995–96) | 4 (1962–63, 1970–71, 2009–10, 2019–20) |
Manchester United | 5 (1991–92, 2005–06, 2008–09, 2009–10, 2016–17) | 4 (1982–83, 1990–91, 1993–94, 2002–03) |
Chelsea | 5 (1964–65, 1997–98, 2004–05, 2006–07, 2014–15) | 3 (1971–72, 2007–08, 2018–19) |
Tottenham Hotspur | 4 (1970–71, 1972–73, 1998–99, 2007–08) | 4 (1981–82, 2001–02, 2008–09, 2014–15) |
Nottingham Forest | 4 (1977–78, 1978–79, 1988–89, 1989–90) | 2 (1979–80, 1991–92) |
Leicester City | 3 (1963–64, 1996–97, 1999–2000) | 2 (1964–65, 1998–99) |
Arsenal | 2 (1986–87, 1992–93) | 6 (1967–68, 1968–69, 1987–88, 2006–07, 2010–11, 2017–18) |
Norwich City | 2 (1961–62, 1984–85) | 2 (1972–73, 1974–75) |
Birmingham City | 2 (1962–63, 2010–11) | 1 (2000–01) |
Wolverhampton Wanderers | 2 (1973–74, 1979–80) | 0 |
West Bromwich Albion | 1 (1965–66) | 2 (1966–67, 1969–70) |
Middlesbrough | 1 (2003–04) | 2 (1996–97, 1997–98) |
Queens Park Rangers | 1 (1966–67) | 1 (1985–86) |
Leeds United | 1 (1967–68) | 1 (1995–96) |
Stoke City | 1 (1971–72) | 1 (1963–64) |
Luton Town | 1 (1987–88) | 1 (1988–89) |
Sheffield Wednesday | 1 (1990–91) | 1 (1992–93) |
Swindon Town | 1 (1968–69) | 0 |
Oxford United | 1( 1985–86) | 0 |
Blackburn Rovers | 1 (2001–02) | 0 |
Swansea City | 1 (2012–13) | 0 |
Các nhà tài trợ chính của EFL Cup
Giai đoạn | Nhà tài trợ chính | Tên giải | Cúp |
1960–61 đến 1980–81 | Không có nhà tài trợ chính | Football League Cup | Nguyên mẫu |
1981–82 đến 1985–86 | Milk Marketing Board | Milk Cup | Nhà tài trợ thiết kế |
1986–87 đến 1989–90 | Littlewoods | Littlewoods Challenge Cup | |
1990–91 đến 1991–92 | Rumbelows | Rumbelows Cup | Nguyên mẫu |
1992–93 đến 1997–98 | Coca-Cola | Coca-Cola Cup | |
1998–99 đến 2002–03 | Worthington’s | Worthington Cup | |
2003–04 đến 2011–12 | Molson Coors/Carling | Carling Cup | |
2012–13 đến 2015–16 | Capital One | Capital One Cup | |
2016–17 | Không có nhà tài trợ chính | EFL Cup | |
2017–18 đến nay | Carabao | Carabao Cup |
Vừa rồi là một số thông tin liên quan đến giải EFL Cup là gì và những tên gọi khác của EFL Cup. Hy vọng những thông tin trên giúp bạn hiểu rõ hơn về giải đấu này như thế nào.