Giải bóng đá quốc gia Trung Quốc Chinese Super League (CSL) là giải gì?

Chinese Super League (CSL) thu hút sự quan tâm bởi nhiều cầu thủ hàng đầu đến từ châu Âu đến Trung Quốc thi đấu. Lý do là vì các ông chủ của các đội bóng tại CSL mạnh dạn chi tiền để mang các ngôi sao về đại lục thi đấu. trungtamtdtthanoi.com.vn sẽ giới thiệu vài nét về giải vô địch bóng đá quốc gia Trung Quốc Chinese Super League (CSL) là giải gì?

Chinese Super League là giải gì?

Giải vô địch quốc gia Trung Quốc Chinese Super League (CSL) là giải bóng đá thuộc cấp độ cao nhất của hệ thống bóng đá Trung Quốc, được quản lý bởi Liên đoàn bóng đá Trung Quốc (CFA).

CSL ra đời vào năm 2004 để thay thế cho giải Chinese Football Association Jia-A League (giải hạng A Trung Quốc) với sự tham gia của 12 đội bóng đầu tiên. Tính đến mùa giải 2020, có tổng cộng 31 đội bóng tham dự CSL.

Giải CSL cũng là một trong những giải thể thao được yêu thích nhất tại Trung Quốc. Riêng ở mùa giải 2018, có 24107 khán giả đến sân theo dõi các trận đấu của giải. Đây là giải thể thao có lượng CĐV nhiều thứ 12 trên thế giới và là giải bóng đá đứng thứ 6 trên thế giới sau Bundesliga, Premier League, La Liga, Serie A và Liga MX.

Guangzhou Evergrande Taobao là đội bóng giàu thành tích nhất lịch sử CSL khi giành tổng cộng 8 chức vô địch. Họ cũng là nhà ĐKVĐ của giải đấu sau khi lên ngôi ở mùa giải 2019.

Lịch sử hình thành và phát triển của CSL

Chinese Jia-A League (1994 – 2004)

Giải vô địch bóng đá đầu tiên của Trung Quốc ra đời vào năm 1951 với tên gọi National Football Conference, thi đấu với thể thức đá vòng tròn gồm 8 đội. Đến năm 1954, giải được đổi tên thành National Football League và được chia thành 2 hạng đấu có lên xuống hạng 2 năm sau đó. Trong những năm 1980, CFA cho phép các doanh nghiệp đầu tư vào bóng đá và giải đấu bán chuyên ra đời vào năm 1987 và được đổi tên thành Chinese Jia-A League.

Năm 1994, Chinese Jia-A League trở thành giải bóng đá chuyên nghiệp đầu tiên tại Trung Quốc. Những năm đầu tiên giải gặt hái thành công, tuy nhiên vào những năm cuối thập niên 90, giải đấu bị chỉ trích bởi thiếu đi chính sách quan trọng mang tính liên tục và các đội bóng thiếu sự phát triển bền vững. Ngoài ra giải còn dính bê bối về bán độ, dàn xếp tỉ số và tham nhũng.

Sau đó, CFA tiến hành một cuộc cải tổ và dẫn đến sự ra đời của Chinese Super League (CSL). Giải đấu dựa trên những kinh nghiệm tổ chức từ các giải vô địch hàng đầu châu Âu để tái cấu trúc và tăng cường tính chuyên nghiệp.

Chinese Super League (2004 đến nay)

Năm 2004, mùa giải đầu tiên của CSL chính thức khởi tranh với sự tham gia của 12 đội và vấp phải những tranh cãi do ảnh hưởng từ giải đấu cũ Jia-A League. Điều này khiến giải đấu trở nên kém sức hút và thất thoát nguồn tài chính lớn.

Kế hoạch cho 1 đội xuống hạng và 2 đội thăng hạng trong 2 mùa 2004 và 2005 để mùa giải 2006 có 14 đội tham dự được dự tính. Tuy nhiên CFA xác nhận việc xuống hạng bị trì hoãn trong 2 mùa giải. Năm 2005, 2 đội bóng từ China League One được thăng hạng. Đến năm 2006 thêm 2 đội bóng khác giành vé thăng hạng để có số đội là 16 như ngày nay.

Ở mùa giải 2006, dù ban đầu giải có 16 đội bóng nhưng do Sichuan Guancheng bỏ cuộc trước khi mùa giải bắt đầu và giải diễn ra với 15 CLB. Năm 2007, Shanghai United mua lại cổ phần từ Shanghai Shenhua và hợp nhất 2 đội bóng. Do Shanghai Shenhua có quá nhiều NHM từ người dân trong thành phố nên cái tên Shanghai Shenhua được giữ lại và Shanghai United bị khai tử.

Mãi đến mùa 2008, CSL phiên bản 16 đội lần đầu tiên khởi tranh nhưng do đội Vũ Hán phản đối quyết định từ CFA sau trận gặp Beijing Guo’an và tuyên bố bỏ giải. Vào cuối mùa CSL 2008 chỉ còn 15 đội tham gia. Kể từ mùa 2009 đến nay, giải luôn vận hành với sự tham gia của 16 đội thi đấu xuyên suốt cả mùa, 2 đội cuối bảng sẽ xuống China League One mùa giải tiếp theo và 2 đội thăng hạng từ giải đấu đó vào mỗi mùa giải.

Năm 2010, CSL bị che phủ bởi bóng ma bê bối của người đứng đầu tại CFA. Chính phủ Trung Quốc rà soát chặt chẽ trong việc chống lại các vụ cá độ bóng đá, dàn xếp tỉ số và tham nhũng. Cựu phó chủ tịch CFA Xie Yalong, Nan Yong và Yang Yimin đã bị bắt. Ngày 22/2/2010, CFA thông báo Guangzhou Yiyao bị đánh xuống hạng do bê bối dàn xếp tỉ số vào năm 2006, và Chengdu Blades cũng nhận hình phạt tương tự vào năm 2007.

Vào năm 2011, cuộc cách mạng chống tham nhũng đã cải thiện hình ảnh của CSL với việc nhiều CĐV đón theo dõi nhiều hơn. Guangzhou Evergrande và Shanghai Shenhua bắt đầu chiêu mộ những ngôi sao hàng đầu từ nước ngoài về.

Tiền đạo Dario Conca cập bến Quảng Châu vào năm 2011 với mức lương cao thứ 3 thế giới chỉ sau cặp đôi kì phùng địch thủ vĩ đại Cristiano Ronaldo và Lionel Messi. Và đến năm 2012 Shanghai Shenhua chiêu mộ Didier Drogba và Nicolas Anelka. Đánh dấu bước ngoặt các siêu sao hàng đầu thế giới về thi đấu tại CSL.

Kể từ đó đến nay, mỗi mùa giải chứng kiến những thương vụ bom tấn từ giải đấu này. Tính đến mùa giải 2017, giải CSL có 5 trong top 10 cầu thủ hưởng mức lương cao nhất bóng đá thế giới. Biến CSL thành một trong những giải đấu thu hút sự chú ý từ truyền thông cũng như các nhà đầu tư chi tiêu mạnh tay để bóng đá Trung Quốc bước vào con đường chinh phục thế giới.

Tuy vậy trình độ giữa các cầu thủ Trung Quốc và ngôi sao hàng đầu thế giới vẫn còn quá chênh lệch. Thậm chí một số cầu thủ nước ngoài thi đấu lâu năm tại Trung Quốc tiến hành nhập tịch để phục vụ cho ĐTQG nhưng vẫn chưa mang lại kết quả như mong đợi.

Thể thức thi đấu của CSL

Hiện nay CSL có 16 đội bóng tham dự. Không giống với các giải bóng đá hàng đầu châu Âu, mỗi mùa giải của CSL bắt đầu từ tháng 2-3 và kết thúc vào tháng 11-12. Mỗi đội sẽ thi đấu tổng cộng 30 trận trong mùa giải.

3 đội đầu bảng của CSL và đội vô địch cúp quốc gia sẽ giành vé tham dự AFC Champions League (ACL). Nếu đội vô địch cúp quốc gia lọt vào top 3 đội đứng đầu thì đội đứng thứ 4 của CSL sẽ giành suất tham dự ACL.

Khi các đội có cùng điểm số, thành tích đối đầu giữa các đội liên quan sẽ là tiêu chí đầu tiên. Sau đó mới đến các yếu tố khác như hiệu số, bàn thắng giữa các đội cùng điểm. Điều đặc biệt là khi các đội có cùng các tiêu chí trên, CSL sẽ xét theo tiêu chí khác là thành tích của đội dự bị tại giải riêng dành cho các đội dự bị, đội U19 thi đấu tại giải U19 rồi mới đến hiệu số bàn thắng như thể thức thông thường.

Thành tích của các đội bóng tại Chinese Super League

Mùa giải Đội Vô Địch Đội Á Quân Đội Hạng 3
2004 Shenzhen Jianlibao Shandong Luneng Taishan Inter Shanghai
2005 Dalian Shide Shanghai Shenhua Shandong Luneng Taishan
2006 Shandong Luneng Taishan Shanghai Shenhua Beijing Guoan
2007 Changchun Yatai Beijing Guoan Shandong Luneng Taishan
2008 Shandong Luneng Taishan Shanghai Shenhua Beijing Guoan
2009 Beijing Guoan Changchun Yatai Henan Construction
2010 Shandong Luneng Taishan Tianjin Teda Shanghai Shenhua
2011 Guangzhou Evergrande Beijing Guoan Liaoning FC
2012 Guangzhou Evergrande Jiangsu Sainty Beijing Guoan
2013 Guangzhou Evergrande Shandong Luneng Taishan Beijing Guoan
2014 Guangzhou Evergrande Beijing Guoan Guangzhou R&F
2015 Guangzhou Evergrande Taobao Shanghai SIPG Shandong Luneng Taishan
2016 Guangzhou Evergrande Taobao Jiangsu Suning Shanghai SIPG
2017 Guangzhou Evergrande Taobao Shanghai SIPG Tianjin Quanjian
2018 Shanghai SIPG Guangzhou Evergrande Taobao Shandong Luneng Taishan
2019 Guangzhou Evergrande Taobao Beijing Guoan Shanghai SIPG

Vì sao CSL thu hút các cầu thủ hàng đầu thế giới?

Nền bóng đá Trung Quốc nếu xét về bình diện trình độ cũng chỉ thuộc tầm trung của bóng đá thế giới. Nhưng có một số yếu tố khiến giải CSL trở nên hấp dẫn và thu hút các ngôi sao hàng đầu thế giới về đầu quân tại các CLB Trung Quốc.

Lý do đầu tiên và chính đáng nhất là tiền, chủ của các đội bóng tại CSL đầu tư vào số tiền cực lớn để thực hiện những vụ chuyển nhượng đình đám thế giới. Nếu trước đây CSL là giải chỉ dành cho những cầu thủ lão tướng về “dưỡng già” thì ngày nay không ít ngôi sao bóng đá đang thi đấu tại châu Âu sang Trung Quốc chơi bóng khi đang ở độ chính của sự nghiệp.

Một số trường hợp tiêu biểu như Hulk và Oscar gia nhập Shanghai SIPG khi đang ở đỉnh cao phong độ với giá trị chuyển nhượng lần lượt là 61 và 76 triệu USD. Jiangsu Suning đánh bại Juventus và Liverpool để chiêu mộ Alex Teixeira khi anh mới chỉ 26 tuổi. Chưa kể, CSL còn là điểm đến thú vị của không ít các chiến lược gia hàng đầu thế giới như Luis Felipe Scolari, Manuel Pellegrini, Felix Magath, Fabio Capello, Rafa Benitez,…

CSL đã cho thấy tham vọng lớn khi đầu tư núi tiền chiêu mộ cầu thủ mới mục đích đưa giải đấu vươn tầm thế giới. Trung Quốc là cường quốc thế giới và đương nhiên là sẽ thu hút các nhà đầu tư cho môn thể thao vua tại nơi đây. Quan trọng hơn chính là mục tiêu đưa ĐT Trung Quốc trở lại với World Cup sau lần đầu tiên tham dự vào năm 2002.

Lý do tiếp theo chính là thu hút sự chú ý đến từ các đội bóng châu Âu. Các ông chủ của các đội bóng tại CSL không chỉ điều hành, quản lý ở bóng đá Trung Quốc, họ còn mạnh tay mua lại các đội bóng châu Âu để tạo sự liên kết giữa Trung Quốc và bóng đá châu Âu.

Điển hình là Tập đoàn Suning đang sở hữu đội bóng của CSL là Jiangsu Suning, đồng thời cũng đang là cổ đông lớn nhất của đội bóng hàng đầu châu Âu là Inter Milan với 69% cổ phần.

Lý do cuối cùng là bản quyền truyền hình. Lượng CĐV đến sân theo dõi các trận tại CSL cao hơn nhiều so với các quốc gia châu Á khác như Hàn Quốc (K-League), Nhật Bản (J1 League) và Australia (A-League). Nhiều đơn vị truyền hình cũng có bản quyền phát sóng giải đấu, các kênh truyền hình thuộc nhóm quốc gia ở khắp 5 châu đều mua bản quyền của CSL với 96 quốc gia trên toàn thế giới.

Các đài truyền hình của Việt Nam cũng từng có bản quyền phát sóng giải đấu này khi CSL đang nổi lên như một hiện tượng. Truyền hình K+ là đơn vị phát sóng các trận đấu tại giải CSL trong mùa giải 2017 với sự xuất hiện của không ít ngôi sao hàng đầu thế giới. Với sự phủ sóng rộng khắp 5 châu 4 bể, CSL hứa hẹn sẽ tiếp tục trở thành giải đấu thu hút không ít tín đồ của túc cầu trên toàn thế giới.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến giải vô địch quốc gia Trung Quốc Chinese Super League. trungtamtdtthanoi.com.vn sẽ gửi đến bạn đọc thông tin của các giải bóng đá khác qua những bài viết tiếp theo.

Bài viết liên quan