SHB Đà Nẵng cũng là một trong những đội bóng mạnh khi nhắc đến lịch sử của V.League. trungtamtdtthanoi.com.vn sẽ gửi đến một số thông tin về đội bóng sông Hàn.
Thông tin cơ bản về SHB Đà Nẵng
- Năm thành lập: 1976
- Biệt danh: Đội bóng Sông Hàn
- SVĐ: Hòa Xuân
- Chủ sở hữu: Bùi Xuân Hòa
- Website: http://shbdanangfc.com.vn/
Lịch sử hình thành và phát triển của SHB Đà Nẵng
Tiền thân của CLB Đà Nẵng là đội bóng đá Công nhân Quảng Nam – Đà Nẵng, sau đó là đội bóng đá Quảng Nam – Đà Nẵng. Những năm thập niên 80 và đầu thập niên 90 chứng kiến nhiều thành công với đội bóng khi giành chức vô địch quốc gia 1992.
Mùa giải 1992-93, Quảng Nam – Đà Nẵng vào đến bán kết đấu trường châu lục tại Asian Cup Winners’ Cup và chỉ chịu thua trước đội vô địch năm đó là Nissan của Nhật Bản (hiện được đổi tên thành Yokohama F. Marinos).
Đến năm 1997, đội bóng hợp nhất với đội Cấp nước Đà Nẵng để lấy tên chung là Đà Nẵng. Đã có giai đoạn đội bóng xuống chơi giải hạng Nhất mùa 2000-01 và nhanh chóng quay trở lại giải đấu cao nhất Việt Nam.
Trước V.League 2008, CLB Đà Nẵng đổi tên thành SHB Đà Nẵng sau khi Sở thể dục thể thao thành phố Đà Nẵng chuyển giao đội bóng cho Ngân hàng SHB. Một năm sau, Công ty Cổ phần Thể thao SHB Đà Nẵng ra đời vào ngày 2/2/2009. Ngay trong mùa giải đầu tiên chuyển đổi mô hình hoạt động với mức đầu tư lớn, SHB Đà Nẵng giành chức vô địch V.League và cúp quốc gia.
Trong giai đoạn 2009-2012, SHB Đà Nẵng trở thành thế lực thật sự của bóng đá Việt Nam với 2 chức vô địch V.League. Ở những mùa giải tiếp theo, đội bóng không gặt hái thành công và thường kết thúc mùa giải ở giữa bảng xếp hạng.
Đến mùa giải 2019, BLĐ đội bóng ký hợp đồng với Công ty Cổ phần Kamito trong việc tài trợ trang phục thi đấu. Đây là sự kiện đánh dấu bước tiến mới trong việc chuyên nghiệp hóa hoạt động của đội bóng và bóng đá Việt Nam.
Thành tích và danh hiệu nổi bật
- V.League 1: 1992, 2009, 2012
- V.League 2: Á quân 2000-01
- Cúp quốc gia: 1993, 2009
- Siêu cúp quốc gia: 2012
- BTV Cup: 2008
SHB Đà Nẵng tại đấu trường châu lục
Mùa giải | Giải đấu | Vòng | Đối thủ | Nhà | Khách | Tổng tỉ số |
1992–93 | Asian Cup Winners’ Cup | Vòng 1 | Balestier United (Singapore) | (w/o) | ||
Intermediate Round | Mohammedan Sporting Club (Bangladesh) | 1–0 | 1–1 | 2–1 | ||
Bán kết | Nissan (Nhật Bản) | 1–1 | 0–3 | 1–4 | ||
1993–94 | Asian Club Championship | Preliminary round | Arema Malang (Indonesia) | 1–0 | 2–1 | 1–3 |
1994–95 | Asian Cup Winners’ Cup | Vòng 2 | Telephone Org. Thailand (Thái Lan) | 0–3 | 2–5 | |
2006 | AFC Champions League | Vòng bảng | Dalian Shide (Trung Quốc) | 0–2 | 0–1 | 4th |
Gamba Osaka (Nhật Bản) | 1–5 | 0–15 | ||||
Jeonbuk Hyundai Motors (Hàn Quốc) | 0–1 | 0–3 | ||||
2010 | AFC Champions League | Vòng Play-off | Muangthong United (Thái Lan) | 0–3 | ||
2010 | AFC Cup | Vòng bảng | Thai Port (Thái Lan) | 0–0 | 3–2 | 1st |
Geylang United (Singapore) | 3–2 | 1–1 | ||||
Tai Po (Hong Kong) | 3–0 | 2–1 | ||||
Vòng 1/8 | Becamex Bình Dương | 4–3 (a.e.t.) | ||||
Tứ kết | Al-Riffa (Bahrain) | 3–5 | 3–0 | 3–8 | ||
2013 | AFC Cup | Vòng bảng | Ayeyawady United (Myanmar) | 2–1 | 3–2 | 2nd |
Maziya (Maldives) | 3–1 | 3–2 | ||||
Kelantan (Malaysia) | 0–1 | 0–5 | ||||
Vòng 1/8 | Semen Padang (Indonesia) | 1–2 | ||||
2016 | Mekong Club Championship | Vòng bảng | Lanexang United (Lào) | 1–2 | 3rd | |
Yadanarbon (Myanmar) | 2–2 |
Trên đây là một số thông tin về CLB bóng đá SHB Đà Nẵng. trungtamtdtthanoi.com.vn sẽ tiếp tục gửi đến độc giả những thông tin về các đội bóng Việt Nam khác qua những bài viết tiếp theo.